<bgsound src="/Nhac Dieu Buon Phuong Nam.mp3"/> Le Dinh













































Chiến Tranh Hóa Học







Việc cá chết tại Vũng Áng làm dư luận trở nên sôi nổi. Người Việt Nam đồng loạt biểu tình tại các thành phố lớn để phản đối Công Ty Formosa, một công ty chưa đi vào giai đoạn hoạt động chính thức vì theo như tin tức người ta đọc được trên mạng, họ mới ở giai đoạn thiết kế mà thôi. Người ta kết tội là công ty này đã dùng một loại thuốc cực độc để rửa máy móc của họ rồi sau đó xả ra vùng biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung cho nên gây ra tai nạn, và chính quyền về phía Việt Cộng có công nhận họ thiếu kinh nghiệm nên có sơ sót trong vụ này, sau khi cố cãi là tai nạn do thiên nhiên, thủy triều đỏ, tảo nở hoa gì đó.

Có hai câu hỏi được đặt ra:

1) Nếu do thiên tai, tại sao đến năm 2016, hiện tượng này mới xẩy ra lần đầu? Không lẽ hai ngàn năm nay, chưa bao giờ tảo nở hoa?

2) Nếu chỉ do nhà máy Formosa, thì tại sao hiện nay hiện tượng cá chết lan vào trong Nam, để đến nỗi những ngư dân tại An Giang, Đồng Nai cũng chới với vì những bè cá họ nuôi cũng lăn ra chết. Nếu chỉ vì những hóa chất do Formosa thải ra, thì sự tai hại làm sao có thể đi xa đến thế, với lương nước biển khổng lồ, thì thuốc độc mạnh đến cỡ nào cũng bị pha loãng ra, không còn đủ nồng độ để làm cá ở các vùng biển khác chết theo.

Với hai câu hỏi trên, và sự suy luận của một người thông thường, không có bằng tiến sĩ hay thạc sĩ gì hết, một nghi vấn phải được nêu ra : Phải chăng Việt Nam hiện đang là một nạn nhân của một cuộc chiến tranh hóa học?

Nước Việt Nam chỉ sống bằng 2 nguồn thu nhập chính thức là Nông nghiệp và Ngư nghiệp. Việt Nam không có một nền kỹ nghệ nào có thể cạnh tranh cùng thế giới. Nay có ai còn dám mua cá do VN xuất cảng. Ngay như người trong nước chắc cũng chẳng dám ăn. Việc né tránh các tôm cá bán ở các siêu thị ngoại quốc lan ra các sản phẩm khác. Một phụ nữ Việt Nam tại Montréal nói với tôi là khi đi chợ, thấy đồ ăn được ghi là từ Việt Nam đem sang, bà ta để xuống liền, không mua, vì sợ ăn vào rồi mang bệnh, rồi chết vì ung thư... v. v... Các sản phẩm này sau đó dù có được chủ chợ đem ra bán son, cũng chỉ bán được rất ít.

Như vậy chiến tranh Hóa học, nếu đây là sự thực, thì sẽ đánh gục VN về Kinh tế. Sự việc này có 2 điều lợi cho người láng giềng CHINA của chúng ta: điều thứ nhất là họ sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn, dân họ sẽ giầu thêm. Điều thứ hai là vì suy yếu như thế, Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào CHINA, như vậy sẽ có ngày nợ nần chồng chất, đến lúc đó thì bán luôn cả giang sơn gấm vóc tổ tiên để lại cho họ, như người cùng túng phải bán vợ, đợ con. Người viết bài này không có nhiều sự hiểu biết về chiến tranh Hóa học, nên chỉ nêu lên nghi vấn mà không dám khẳng định điều gì. Tuy nhiên thiết nghĩ phải có một cuộc điều tra sâu rộng, chứ không phải chỉ giới hạn vào công ty Formosa.

Nói một cách ví von, thì Nông sản và Ngư sản đối với Việt Nam ngày nay cũng giống như cái nỏ thần của An Dương Vương xứ Âu Lạc ngày xưa. Việc mất nỏ thần đã mở đầu cho nạn Bắc thuộc lần thứ nhất. Nay thì với nạn cá chết, người ta không thể không nghĩ tới một nạn Bắc thuộc lần thứ năm.

Đã đến lúc Âu Dương Vương phải chém đầu cô con gái Mỵ Châu hay chưa? Hay phải đợi một ông thần Kim Quy nào đó nhắc nhở: Kẻ thù ở ngay sau lưng bệ hạ đó. Để đến lúc đó thì quá trễ rồi, chỉ còn cách đưa gươm lên tự đâm vào cổ mà thôi.



Montreal, Canada




















Free Web Template Provided by A Free Web Template.com